CÁC DOANH NGHIỆP VÀ NTD LƯU Ý VỀ QUẢNG CÁO CÓ HIỆU LỰC TỪ 01/6/2021

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Các doanh nghiệp (tự quảng cáo, làm dịch vụ quảng cáo…) và NTD quan tâm quảng cáo cần lưu ý những nội dung quy định mới tại Nghị định số 38/2021/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, quảng cáo đã chính thức có hiệu lực từ 01/6/2021:

1. Không cho tắt quảng cáo trên báo điện tử sau 1,5 giây phạt đến 15 triệu

Điểm b khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021 quy định, phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng nếu thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định trên báo điện tử và trang thông tin điện tử quá 1,5 giây.

Tức là đồng nghĩa với việc cho phép người dùng nhấn nút bỏ qua quảng cáo (skip ad) trong 1,5 giây. Quy định này đang gây ra những ý kiến trái chiều trong những ngày gần đây.Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng điều này không mới, trước đây, đã được quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Quảng cáo năm 2012 “Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây” và Khoản 3 Điều 55 Nghị định 158/2013/NĐ-CP cũng quy định: Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi “thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây”.

Như vậy, quy định này đã có từ lâu và được áp dụng ổn định trước khi Nghị định 38/2021 có hiệu lực.

Quảng cáo là "Nhất" phải có chứng minh

2. Tăng mức phạt nếu chèn quảng cáo vào nội dung tin, bài báo điện tử

Theo điểm c khoản 2 Điều 38 Nghị định 38/2021 : Phạt tiền từ 10 - 15 triệu đồng đối với hành vi thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào nội dung tin, bài trên báo điện tử và trang thông tin điện tử (. Trong khi đó, khoản 2 Điều 55 Nghị định 158/2013 quy định, mức phạt đối với hành vi này chỉ từ 05 - 10 triệu đồng.

3. Được quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su... trong khung giờ vàng

Quảng cáo băng vệ sinh, bao cao su, thuốc chữa bệnh ngoài da, thuốc tẩy giun sán, dung dịch vệ sinh phụ nữ và các loại sản phẩm hàng hóa tương tự trên đài phát thanh, đài truyền hình trong khoảng thời gian từ 18h - 20h hàng ngày sẽ bị phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng (theo điểm b khoản 2 Điều 58 Nghị định 158).Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi.

Tuy nhiên, kể từ ngày 01/6/2021, Nghị định 38 không quy định xử phạt hành chính đối với hành vi nêu trên.

4. Giảm mức phạt với hành vi dán quảng cáo ở cột điện, đèn giao thông

Khoản 1 Điều 51 Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định:

- Phạt từ 01 - 02 triệu đồng đối với người treo, đặt, dán, vẽ quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng;

- Phạt tiền từ 05 - 10 triệu đồng đối với người có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Còn khoản 1 Điều 34 Nghị định số 38/2021/NĐ-CP quy định chung một mức phạt, cụ thể: Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

 

5. Quảng cáo thuốc hết thời hạn lưu hành phạt đến 70 triệu

Đây là quy định hoàn toàn mới tại Nghị định 38/2021, theo đó, quảng cáo thuốc không còn thời hạn đăng ký lưu hành sẽ bị phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng, đồng thời, buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in có quảng cáo vi phạm (điểm d khoản 1, khoản 3 Điều 33).

Trước đâyNghị định 158/2013/NĐ-CP không quy định về mức phạt đối với hành vi này.

Trên đây là một số điểm nổi bật, được nhiều doanh nghiệp và NTD quan tâm liên quan đến quy định quảng cáo của Nghị định 38/2021/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/6/2021 .

Trương Đức Nhân - Hội BVQLNTD

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 6,584
Tổng số trong ngày: 2,767
Tổng số trong tuần: 9,537
Tổng số trong tháng: 91,327
Tổng số trong năm: 1,167,538
Tổng số truy cập: 14,645,995