Các quy định nhập khẩu của Peru

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Peru là một nước nằm ở khu vực châu Mỹ, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và giàu tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy Peru chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp khoáng sản dầu lửa, thủy sản và nông nghiệp. Peru và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1994, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao

Peru là một nước nằm ở khu vực châu Mỹ, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế và giàu tài nguyên thiên nhiên. Vì vậy Peru chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp khoáng sản dầu lửa, thủy sản và nông nghiệp. Peru và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1994, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước còn nhỏ nhưng tốc độ tăng trưởng cao

Peru là một nước có thị trường tương đối phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam, bởi 75% các công ty xuất - nhập khẩu Peru là quy mô vừa và nhỏ, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, dễ cạnh tranh và thông qua việc đi vào thị trường Peru là có thể xuất khẩu sang các nước như Ecuador, Colombia, Braxin...

Hiện nay Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Peru các mặt hàng như dệt may, máy và phụ tùng, thiết bị dùng cho nhà bếp, cao su và các sản phẩm từ cao su, cá phile đông lạnh, sợi tổng hợp và sợi bông, nhựa và sản phẩm từ nhựa, đồ trang trí nội thất...

Vì vậy khi xuất khẩu sang nước Mỹ la tinh này, các doanh nghiệp Việt Nam phải chú ý đến những quy định nhập khẩu của Peru như sau:

 

Về chứng từ nhập khẩu: khi nhập khẩu vào Peru thì theo quy định cần những chứng từ sau:

- Hóa đơn thương mại (Invoice): cần ít nhất 5 bản trong đó có một bản gốc

- Vận đơn (B/L, Bill air way..): tối thiểu 6 bản, trong đó 1 bản gốc, phải có bản dịch tiếng Tây Ban Nha

- Phiếu đóng gói: không yêu cầu bắt buộc, nhưng thuận lợi cho việc thông quan

- Các giấy chứng nhận đặc biệt: giấy chứng nhận vệ sinh và an toàn sinh học, các chứng từ về sản phẩm nông nghiệp và thủy hải sản, giấy chứng nhận xuất xứ,...

- Giấy phép nhập khẩu: bắt buộc đối với một số mặt  hàng như súng ngắn, đạn dược và chất nổ; chất hóa học (được sử dụng trong những hoạt động sản xuất chất gây mê bất hợp pháp), phân bón hóa học chưa ammonium, các loại động vật hoang dã, một số thiết bị liên lạc truyền thông; một số loại thuốc trừ sâu, pháo hoa, quần áo, giày dép, xăm lốp đã qua sử dụng, chất thải phóng xạ, ô tô con đã qua sử dụng quá 5 năm, xe tải quá 8 năm.

Hạn chế nhập khẩu: đa số hàng hóa nhập khẩu phải qua giám định trước khi vanaj chuyển và phải có tên trong danh sách của cơ quan Đăng kiểm quốc gia Peru

Tạm nhập: theo quy định của Peru thì các mặt hàng tạm nhập được chấp nhận trong trường hợp tạm nhập để tái xuất có thể được nhận hoàn thuế nhập khẩu từ hải quan Peru

Cấm nhập khẩu: Chính phủ Peru ban hành danh sách những mặt hàng bị cấm hoặc tạm thời bị hoãn nhập khẩu (INTA-PE.00.06), bản danh sách có hiệu lực từ 17/9/2004

Chính sách thuế

Thuế hàng hóa: hàng nhập khẩu phải chịu thêm một mức thuế 19% (thuế bán hàng thông thường) được tính trên tổng trị giá CIF cộng trị giá thuế nhập khẩu

Thuế lợi tức lũy tiến: được áp dụng đối với một số mặt hàng nhập khẩu với mức thuế suất thường xuyên thay đổi

Thuế tiêu thụ: thường ở mức từ 10% đến 30% và áp dụng cho những mặt hàng xa xỉ và đặc biệt khác

Quy định nhập khẩu đối với một số mặt hàng cụ thể

Vật dụng và thiết bị đã qua sử dụng: Cấm nhập khẩu các loại đồ dùng cá nhân và phương tiện xe cộ đã qua sử dụng, cụ thể là xăm lốp, quần áo, giày dép đã qua sử dụng; cấm nhập khẩu các loại xe đã qua sử dụng dựa trên độ tuổi của xe; Đối với hàng hóa là thiết bị công nghệ thông tin thì Peru cho phép nhập khẩu máy tính, linh kiện và thiết bị máy tính đã qua sử dụng và được tân trang lại, còn thiết bị công nghệ thông tin đã qua sửa chữa thì được tái nhập khẩu sẽ phải trả một mức thuế đối với chi phí sửa chữa cộng chi phí vận chuyển và tỷ lệ phần trăm phí bảo hiểm

Dệt may: Năm 2004 và 2005 Peru đã lập nên những biện pháp bảo vệ cho trên 20 sản phẩm dệt may, và đưa ra những quy định hải quan về việc quản lý nhập khẩu đối với 36 mặt hàng nhập khẩu khác

Thiết bị và sản phẩm y tế: các dụng cụ và thiết bị y tế nhập khẩu vào Peru phải tuân theo những quy định và yêu cầu về kiểm dịch. Mức thuế áp dụng đối với thiết bị y tế bao gồm thuế nhập khẩu 12%, và thuế giá trị IGV 18%. Tất cả các sản phẩm y tế có giá trị từ 5.000USD trở lên phải chịu sự kiểm tra trước khi vận chuyển.

Quy định về bao gói, nhãn mác:

Yêu cầu về đóng gói bao bì: không có quy định hạn chế nào đối với vật liệu sản xuất bao bì. Hàng hóa nhập khẩu nên được đóng gói cẩn thận và phù hợp với tính chất sản phẩm, điều kiện vận chuyển, điều kiện khí hậu. Bên ngoài bao bì nên ghi rõ tên người nhận và tên cảng đến, tổng trọng lượng cả bao bì và trọng lượng tịnh, kích thước ngoài. Những thông tin này thống nhất với thông tin ghi trên vận đơn và phiếu đóng gói hàng hóa. Đối với các sản phẩm công nghiệp phải dán mác ghi rõ tên nhãn hiệu, tên nhà sản xuất, nước sản xuất và hạn sử dụng.

Yêu cầu về nhãn mác: Ghi đầy đủ thông tin như tên sản phẩm, số đăng ký của sản phẩm, nước sản xuất, ngày sản xuất, thành phần nguyên vật liệu, đối với những sản phẩm dễ ôi thiu, phải ghi rõ hạn sử dụng, đối với thực phẩm, đồ uống dược phẩm, sản phẩm sinh học, nên ghi chú thành phần và chất phụ gia cũng như trọng lượng tịnh, tên và địa chỉ nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối tại Peru, hướng dẫn sử dụng...

Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa dịch vụ: Chính phủ Peru không đặt ra những yêu cầu đặc biệt nào đối với những tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu; các loại hàng hóa như nông sản và các sản phẩm như các loại thực vật, hạt giống, cành giâm, hoa quả tươi,.. cần phải có sự cho phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Peru. Mọi loại sữa đã qua chế biến phải qua kiểm tra phân tích tại Peru trước khi được hải quan cho phép thông quan. Nhà nhập khẩu phải cung cấp mọi giấy tờ liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.

(HM TTXT)

平均 (0 投票)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 22,633
1日当たりのページのアクセス回数: 2,582
1週間当たりののページのアクセス回数: 9,154
1か月当たりのページのアクセス回数: 244,661
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,320,872
ページのアクセス回数 : 14,799,329