Dệt may khó khăn trong thực hiện mục tiêu xuất khẩu

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Tính đến hết tháng 9/2016, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam mới đạt trên 21 tỷ USD. Nếu không có những giải pháp hiệu quả thì ngành dệt may khó đạt được mục tiêu 29 tỷ USD trong năm 2016.

Tính đến hết tháng 9/2016, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam mới đạt trên 21 tỷ USD. Nếu không có những giải pháp hiệu quả thì ngành dệt may khó đạt được mục tiêu 29 tỷ USD trong năm 2016.

http://baocongthuong.com.vn/stores/news_dataimages/kimlien/102016/10/22/4b659127f5f5c028da1955eb13e1aea0_DetMay_quan_bo.jpg

Đến hết tháng 9/2016, kim ngạch xuất khẩu dệt may mới đạt trên 21 tỷ USD

Theo ông Vũ Đức Giang- Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), trong tháng 9/2016, tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt hơn 2,6 tỷ USD, giảm 7% so với tháng 8/2016 và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2015. Tính lũy kế, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam ước đạt 21,11 tỷ USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2015, hoàn thành 68% so với kế hoạch.

Kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên TPP và EU tăng trưởng thấp. Tổng kim ngạch XK sang TPP 8 tháng đầu năm đạt 10,2 tỷ USD, tăng 3,95% so với cùng kỳ 2015, chiếm tỷ trọng 36,4% trên tổng  kim ngạch XK dệt may cả nước, trong đó Nhật Bản đang hồi phục tốt với mức tăng trưởng 22,6% trong tháng 8, đưa kim ngạch 8 tháng đầu năm lên 1,88 tỷ USD. Kim ngạch XK sang Hoa Kỳ đạt 7,64 tỷ USD, tăng 4,09%. Kim ngạch XK sang EU 8 tháng đầu năm vẫn tăng trưởng 4,48%,đạt 2,34 tỷ USD. Riêng kim ngạch XK sang Hàn Quốc tháng 8 đạt mức tăng trưởng rất cao 70%, đưa kim ngạch XK 8 tháng lên 1,39 tỷ USD, tăng 15,25% so cùng kỳ 2015.

Như vậy, thực tế, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã có sự cải thiện tích cực, nhưng 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vẫn đạt tăng trưởng thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây.

Nguyên nhân, theo ông Vũ Đức Giang, ngoài những yếu tố khách quan tác động như nền kinh tế của một số nước nhập khẩu dệt may của Việt Nam đang gặp khó khăn, sự kiện Brexit ở Anh thì một trong những khó khăn của ngành dệt may bắt nguồn từ chính sách giữ tỷ giá của đồng Việt Nam ổn định so với các đồng ngoại tệ khác, khiến hàng hóa Việt Nam trở nên đắt hơn so với các nhà cung cấp khác, nên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam giảm so với các nước khác.

Cũng theo ông Vũ Đức Giang, hiện tình trạng khan hiếm đơn hàng đang xảy ra khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, lượng đơn hàng của nhiều doanh nghiệp dệt may hiện mới chỉ bằng 70% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo dự báo, xuất khẩu hàng dệt may nước ta năm nay đạt khoảng 28 đến 29 tỷ USD, tăng 5% so với năm 2015, như vậy trung bình 3 tháng cuối năm, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam phải đạt ít nhất 2,5 tỷ USD, tăng 8 - 10% so với trung bình trong 3 tháng cuối năm 2015.

Trước tình hình này, Hiệp hội Dệt may khuyến cáo các DN phải thích ứng với tình hình thị trường, chấp nhận việc chuyển đổi đơn hàng để giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, song song với việc giữ vững thị trường xuất khẩu truyền thống cũng phải khai thác, mở rộng thêm các thị trường ngách ở Trung cận Đông, châu Phi… và tăng cường mở rộng thị trường nội địa với đa dạng hóa các mặt hàng- ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.

Được biết, trong quý 4/2016, VITAS sẽ tổ chức chuỗi sự kiện như đăng cai tổ chức Hội nghị Liên đoàn Dệt may các nước Đông Nam Á 2016 (AFTEX 2016) và Hội nghị quốc tế “Tăng cường năng lực chuỗi cung ứng trong khối dệt may ASEAN nhằm hướng tới sự phát triển bền vững” (từ ngày 31/10-2/11); tổ chức Triển lãm thiết bị nguyên phụ liệu Hanoitex 2016 (từ ngày 2/11-4/11).

Báo Công Thương

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 11,977
Tổng số trong ngày: 7,118
Tổng số trong tuần: 33,531
Tổng số trong tháng: 61,691
Tổng số trong năm: 1,137,902
Tổng số truy cập: 14,616,359