Doanh nghiệp chưa chủ động

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Cuộc chiến chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) không thể đạt được hiệu quả cao nếu không có sự hợp tác của các doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Văn Bách - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP. Hồ Chí Minh - đa số DN khi bị làm giả hàng hóa, xâm phạm quyền SHTT rất thiếu chủ động trong công tác đấu tranh.

 http://baocongthuong.com.vn/stores/news_dataimages/thanhhuong/092016/06/10/9c53e70040e228db7737eaeb2e5747c0_anh_bai_chinh99.jpg

Cần nâng cao hiệu quả phối hợp giữa doanh nghiệp và lực lượng thực thi

Số liệu về xử lý vi phạm liên quan đến hàng giả và xâm phạm SHTT của Chi cục QLTT TP.Hồ Chí Minh 3 năm vừa qua cho thấy, có đến 70% trường hợp vi phạm đã bị phát hiện và xử lý do chủ thể quyền (DN) khiếu nại và yêu cầu xử lý, khoảng 30% do QLTT phát hiện lại phần lớn thông qua các đại diện SHTT là những công ty tư vấn luật. Tuy nhiên, đến nay mới có một số ít DN có bộ phận nhân sự về SHTT chủ động phối hợp với lực lượng chức năng đấu tranh với hàng giả và vi phạm SHTT. Phần lớn các DN khi bị làm giả hàng hóa, xâm phạm SHTT chưa chủ động liên hệ với cơ quan thực thi pháp luật. Nguyên nhân, ngoài nhận thức của DN còn do thủ tục nộp đơn đề nghị xử lý vi phạm rườm rà, phức tạp nên DN thường tìm đến các tổ chức tư vấn về SHTT để ủy quyền thực hiện các biện pháp bảo vệ thương hiệu.

Với trình độ khoa học kỹ thuật ngày nay, hàng giả được sản xuất rất tinh vi, người tiêu dùng và lực lượng thực thi pháp luật rất khó xác định hàng giả - hàng thật. DN sản xuất ra hàng hóa chính là chủ thể phân biệt rõ nhất sản phẩm nào do mình sản xuất, sản phẩm nào là hàng giả. Cơ quan chức năng và lực lượng thực thi pháp luật nếu không được DN hợp tác cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, dịch vụ của họ thì rất khó có thể kết luận chính xác hàng giả - hàng thật để xử lý vi phạm.

Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh cho biết, khi kiểm tra phát hiện hàng hóa nghi ngờ là hàng giả, nhiều trường hợp không tìm được chủ sở hữu quyền để giám định làm cơ sở pháp lý xử lý vi phạm. Một số hàng hóa nghi ngờ vi phạm các nhãn hiệu trước đây phát hiện có thể liên hệ được với đại diện SHTT là các công ty luật tư vấn SHTT được ủy quyền để xác định hàng giả - hàng thật, nhưng sau khi các công ty này hết thời hạn được ủy quyền thì việc tiếp xúc với chủ sở hữu quyền gặp rất nhiều khó khăn.

Một hoạt động khác được QLTT TP.Hồ Chí Minh thực hiện là tổ chức các gian hàng trưng bày về hàng giả - hàng thật cũng không nhận được sự hưởng ứng của các DN có thương hiệu uy tín... Nguyên nhân một phần do DN lo ngại bị lộ bí mật sản phẩm có thể sẽ bị lợi dụng làm giả tinh vi hơn và đa phần e ngại doanh số bán hàng sụt giảm bởi người tiêu dùng sẽ không mua hàng của của những DN có sản phẩm bị làm giả trưng bày.

Cuộc chiến hống hàng giả và xâm phạm SHTT không thể có hiệu quả cao nếu thiếu sự chủ động, tích cực hợp tác từ phía DN. Do đó theo ông Bách, DN cần chủ động tự bảo vệ, hợp tác cung cấp thông tin và hỗ trợ các nguồn lực khác cho lực lượng thực thi pháp luật. Ở khía cạnh hoạch định chính sách, cần hình thành đầu mối quản lý và cung cấp thông tin về DN cùng các sản phẩm đang được pháp luật bảo hộ quyền để cơ quan chức năng có thể liên hệ nhanh nhất khi cần nhằm hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật củng cố chứng cứ nâng cao hiệu quả đấu tranh. Các DN cần phổ biến và hợp tác với cơ quan chức năng phổ biến thông tin rộng rãi về sản phẩm, dịch vụ, cảnh báo hàng thật - hàng giả để hạn chế thiệt hại cho khách hàng và góp phần ngăn chặn tiêu thụ hàng giả, hàng xâm phạm SHTT.

8 tháng đầu năm 2016, Chi cục QLTT TP. Hồ Chí Minh xử lý 302 vụ vi phạm về hàng giả, xâm phạm SHTT, phạt vi phạm 43,063 tỷ đồng.

Báo Công Thương

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,818
Tổng số trong ngày: 17,099
Tổng số trong tuần: 79,956
Tổng số trong tháng: 161,746
Tổng số trong năm: 1,237,957
Tổng số truy cập: 14,716,414