Hiệu quả các hoạt động khuyến công tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2018

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Sau 5 năm triển khai các chương trình hoạt động khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đã thực hiện được nhiều nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần khuyến khích công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phát triển.

Sau 5 năm triển khai các chương trình hoạt động khuyến công, Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang đã thực hiện được nhiều nội dung hoạt động phong phú, đa dạng, mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần khuyến khích công nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phát triển.

Giai đoạn 2014 - 2018, từ nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công tỉnh Bắc Giang được phê duyệt là 18.029,2 triệu đồng, Trung tâm đã triển khai thực hiện được 166 đề án khuyến công thuộc 7/9 nội dung hoạt động khuyến công quy định tại Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công; mỗi nội dung đều lựa chọn các đề án hạt nhân có tính lan tỏa để khuyến khích, hỗ trợ, theo đó: Tổ chức đào tạo nghề được 1.355 học viên là lao động nông thôn tại các huyện, thành phố. Tổ chức đào tạo cho 550 học viên kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp, quản trị hợp tác xã. Tổ chức tập huấn cho 1.063 học viên kiến thức nâng cao năng lực quản lý. Tổ chức khảo sát, học tập, trao đổi kinh nghiệm trong nước về lĩnh vực chuyên ngành cho 590 lượt người là cán bộ làm công tác khuyến công, cán bộ quản lý của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ cho 66 cơ sở công nghiệp nông thôn mạnh dạn đầu tư ứng dụng công nghệ mới, thiết bị mới, tạo ra sản phẩm mới trên địa bàn cấp huyện; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh; thúc đẩy sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tổ chức tham gia được 11 hội chợ, triển lãm trong nước; hỗ trợ 112 lượt doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia trực tiếp hoặc có sản phẩm tham gia tại các hội chợ trong nước. Hỗ trợ xây dựng, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho 15 cơ sở công nghiệp nông thôn; tư vấn, thiết kế mẫu mã bao bì đóng gói sản phẩm cho 47 cơ sở công nghiệp nông thôn thuộc lĩnh vực sản xuất chế biến nông, lâm sản; hỗ trợ 5 cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư xây dựng nhà trưng bày giới thiệu, các sản phẩm; tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Bắc Giang cho 28 sản phẩm và thành lập mới được 20 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đồng thời, qua các hoạt động thông tin tuyên truyền đã giúp các tổ chức, cá nhân tiếp cận, nắm vững các cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp, khuyến công của Đảng và Nhà nước; quảng bá, giới thiệu các mô hình khuyến công hiệu quả, các sản phẩm chủ lực, đặc trưng, tiềm năng của tỉnh, các doanh nghiệp, làng nghề trên địa bàn. Bên cạnh đó, tham mưu Sở Công Thương xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành 02 văn bản quy định về hoạt động khuyến công để tạo hành lang pháp lý cho xây dựng, triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.

Gian hàng quảng bá giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, làng nghề của tỉnh Bắc Giang ở Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc năm 2018 tại tỉnh Nghệ An

Qua đánh giá cho thấy hoạt động khuyến công tỉnh Bắc Giang đã được triển khai đồng bộ từ tỉnh đến các huyện, thành phố; nguồn kinh phí khuyến công quốc gia và khuyến công của tỉnh tăng dần theo từng năm. Kế hoạch khuyến công hàng năm được tham mưu xây dựng bám sát vào các quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án của tỉnh; trong đó tập trung tư vấn, hỗ trợ phát triển các ngành nghề có thế mạnh ở địa phương như chế biến nông, lâm sản, may mặc, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng...; khuyến khích các tổ chức, cá nhân yên tâm và tin tưởng vào cơ chế, chính sách của Nhà nước, mạnh dạn đầu tư vốn tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn; trong thời gian này cứ 01 đồng vốn khuyến công thu hút được 44 đồng vốn đầu tư của các cơ sở công nghiệp nông thôn. Qua đó, đã góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả rất tích cực như: Nâng tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp toàn tỉnh năm 2018 lên 19.247 cơ sở, tăng 2.435 cơ sở so với năm 2010 và 2.073 cơ sở so với năm 2015; tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn 2010 - 2018 đạt 31,4% (trong đó, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 29,2%; giai đoạn 2016 - 2018 ước đạt 39,4%); cơ cấu công nghiệp trong nền kinh tế tăng từ 21,5% (năm 2010) lên 37,68% (năm 2017), ước thực hiện năm 2018 lên 42,8%. Hình thành, duy trì, phát triển 435 làng có nghề, trong đó có 39 làng nghề được UBND tỉnh công nhận (tăng 6 làng nghề so với thời điểm năm 2010), với 14 làng nghề truyền thống, 25 làng nghề mới được công nhận. Ngoài ra, 14,3 nghìn cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với các ngành nghề như chế biến nông, lâm sản, sản xuất cơ khí, vật liệu xây dựng đã thu hút đáng kể lao động tại chỗ và nơi khác đến; giá trị sản xuất của các làng nghề hàng năm đạt khoảng 850 tỷ đồng; tạo việc làm, tăng thu nhập, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo và phát triển đời sống văn hoá - xã hội ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương./.

Ngụy Đình Nghĩa - Giám đốc Trung tâm KC&XTTM

 

Average (0 Votes)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 14,440
Total visited in day: 18,727
Total visited in Week: 28,152
Total visited in month: 35,888
Total visited in year: 1,458,561
Total visited: 14,937,018