Hội nghị "Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn"

|
ページビュー:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Sáng ngày 15/11/2023, tại TP.Hà Nội, Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang đã tham dự hội nghị “Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn" do Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Tạp chí Công Thương tổ chức Hội nghị “Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn”.

Toàn cảnh Hội thảo

Hội nghị "Phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn" được tổ chức nhằm chia sẻ thực tiễn và những vấn đề đặt ra trong công tác phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn; thảo luận về các giải pháp phát triển hệ thống kinh doanh thực phẩm an toàn, hoàn thiện chuỗi cung ứng tiêu thụ sản phẩm, giải pháp công nghệ số, giải pháp đảm bảo an ninh an toàn thực phẩm trong các hệ thống, cơ sở kinh doanh thực phẩm…

Phát biểu tại Hội nghị, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương cho biết, ngày 21 tháng 10 năm 2022 Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 17-CT/TW về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Theo đó, Ban cán sự đảng Bộ Công Thương đã xây dựng Kế hoạch số 13-KH/BCSĐ ngày 28 tháng 3 năm 2023 về việc triển khai Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí Thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới. Trong đó, chợ vẫn là kênh cung ứng thực phẩm chính trên cả nước. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế và thu nhập của người dân, ngày càng có nhiều hệ thống phân phối hiện đại, phát triển theo chuỗi, có quy mô rộng khắp trên cả nước. Các hệ thống phân phối hiện đại như hệ thống Saigon Co.op có trên hàng nghìn điểm bán, trong đó số cửa hàng Co.op Food đang hoạt động hiệu quả trên toàn quốc là 571 cửa hàng, góp phần cung cấp bữa ăn hàng ngày cho hàng triệu gia đình Việt Nam với tiêu chí kinh doanh hàng đầu “an toàn - tiện lợi - tươi ngon”. Hệ thống siêu thị MM Mega Market Việt Nam có 21 trung tâm bán sỉ và siêu thị trên toàn quốc cùng với 5 trạm thu mua và cung ứng nông sản thực phẩm an toàn với 2000 đối tác cung ứng sản phẩm. Hệ thống WinCommerce, chuỗi bán lẻ lớn với hơn 3.500 siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại 62 tỉnh thành trên cả nước, thu mua và tiêu thụ khoảng 83.000 tấn nông sản mỗi năm. Trong đó, hơn 50% là rau củ quả và trái cây thu mua từ các nhà cung cấp địa phương. Hệ thống Big C và GO! với 72 cửa hàng tại khắp các tỉnh thành, cung cấp các thực phẩm đa dạng, tươi mới.

Bà Lê Việt Nga -  Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu

Hiện nay, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Vụ Thị trường trong nước triển khai Chương trình Kết nối tiêu thụ nông sản Việt an toàn trên không gian mạng.

Để đạt được những kết quả nêu trên, theo bà Lê Việt Nga, Bộ Công Thương đã triển khai về an toàn thực phẩm được đẩy mạnh qua hàng trăm buổi tập huấn đã được tổ chức, đào tạo hàng triệu người lao động trong hệ thống phân phối kiến thức về an toàn thực phẩm. Mặt khác, Bộ Công Thương đã làm tốt việc lồng ghép vào các chương trình kinh tế xã hội như Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Chương trình xúc tiến thương mại với hàng nghìn cuộc kết nối cung - cầu góp phần đưa hàng hóa bảo đảm an toàn thực phẩm vào các kênh phân phối.

Theo Cục An toàn thực phẩm, tại Việt Nam, 500.000 cơ sở chế biến thực phẩm thì 85% là quy mô vừa và nhỏ, quy mô hộ gia đình, sản xuất theo mùa vụ nên việc đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng còn hạn chế.

Để đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm, Đại diện Vụ Khoa học và Công nghệ Bộ Công Thương đã tham luận một số nội dung: Bộ Công Thương sẽ tập trung vào 5 nhóm nhiệm vụ gồm tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; nghiên cứu, đề xuất cơ chế phối hợp về thu hồi, giám sát và xử lý đối với sản phẩm, hàng hóa là thực phẩm có khuyết tật lưu thông trên thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Cùng đó, Bộ Công Thương sẽ kiện toàn, giao một đơn vị giữ vai trò đầu mối tham mưu Lãnh đạo Bộ trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và lồng ghép an toàn thực phẩm thành nhiệm vụ thường xuyên, gắn với nhiệm vụ chuyên môn theo chức năng của từng đơn vị trong Bộ. Tuy nhiên, khi thay đổi mô hình quản lý theo hướng thống nhất một đầu mối, lồng ghép an toàn thực phẩm thành nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của các bộ, ngành, đơn vị, Bộ Công Thương cần tăng cường sự phối hợp liên ngành, chia sẻ thông tin thông qua Cơ chế một cửa quốc gia, hệ thống thông tin hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành để việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đạt hiệu quả./.

Hải Ngân – Phòng KT ATMT

平均 (0 投票)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

アクセス中: 23,965
1日当たりのページのアクセス回数: 318
1週間当たりののページのアクセス回数: 317
1か月当たりのページのアクセス回数: 235,824
1年間当たりのページのアクセス回数: 1,312,035
ページのアクセス回数 : 14,790,492