Hội nghị tập huấn chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Ngày 08/9/2023, Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia đã tổ chức “Hội nghị tập huấn chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử” cho các đại biểu thuộc Ban chỉ đạo 389 quốc gia, các đơn vị trung ương thuộc Tổng cục Hải quan, Tổng cục thuế, Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Thanh tra (Bộ Thông tin và Truyền thông), Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ, Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam…; Ban chỉ đạo 389 các tỉnh/TP: Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định…

(Ông Đặng Văn Dũng, Phó chánh văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia
khai mạc Hội nghị )

Tham gia truyền đạt có Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương), Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an), Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ), Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính). Nội dung chính của Hội nghị đã khái quát tổng quan về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động thương mại điện tử; nhận diện phương thức, thủ đoạn, xử phạt vi phạm hành chính và một số giải pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT; Thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ về hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên không gian mạng; Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tuyền thông và kinh doanh hàng giả, hàng cấm qua đường bưu chính và internet; Trốn thuế và giải pháp xử lý trong hoạt động TMĐT; Vi phạm sở hữu trí tuệ trên nền tảng TMĐT.

Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Trưởng phòng quản lý hoạt động TMĐT, đã khái quát tổng quan về TMĐT Việt Nam, các hành vi vi phạm trong TMĐT, quy định pháp luật và xử lý vi phạm trong TMĐT, trong đó nêu rõ: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động TMĐT, bao gồm:

  • Giai đoạn từ năm 2005-2012: Bao gồm Luật thương mại; Luật giao dịch điện tử; Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định 57/2006/NĐ-CP.
  • Giai đoạn từ năm 2013-2017: Nghị định 52/2013/NĐ-CP; Thông tư 47/2014/TT-BCT, quản lý Website TMĐT; Thông tư 59/2015/TT-BCT, quản lý ứng dụng TMĐT; Thông tư 21/2018/TT-BCT.
  • Giai đoạn 2018-2020: Luật đầu tư, Nghị định 09/2018/NĐ-CP; Nghị định 98/2020/NĐ-CP; Thông tư 21/2018/TT-BCT.
  • Giai đoạn 2021-2022: Nghị định 85/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 52/2013/NĐ-CP, Nghị định 17/2022/NĐ-CP; Thông tư 01/2022/TT-BTC.

Hoạt động TMĐT, gồm có các loại hình TMĐT như: Website TMĐT: Website cung cấp dịch vụ TMĐT và Website TMĐT bán hàng. Dưới Website có Sàn giao dịch TMĐT, Website khuyến mại trực tuyến, Website đấu giá trực tuyến.

Bên cạnh những hành lang pháp lý về TMĐT, còn có rất nhiều những khó khăn, thách thức đối với TMĐT như các phương thức, thủ đoạn, xóa dấu vết nhanh chóng, khó nhận biết và khó xác minh, chưa theo kịp sự thay đổi công nghệ, chưa tố giác tội phạm, công tác phối hợp còn hạn chế… Đặc điểm: Có tính ẩn danh cao, dễ giả mạo, thay đổi che giấu nhân thân lý lịch người thực hiện hành vi vi phạm; có thể tẩy xóa, sửa chữa, thay đổi dấu vết, chứng cứ nhằm đối phó cơ quan chức năng; hành vi vi phạm được thực hiện không phân biệt ranh giới, vị trí địa lý, không gian. Đối tượng có thể ở vị trí này để thực hiện hành vi buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại ở vị trí khác.

Vì vậy công tác về phòng chống tội phạm về TMĐT cũng gặp không ít khó khăn. Đ/c Thiếu tá Nguyễn Tiến Nam, Phòng 6, Cục A05, Bộ Công an cũng đã nêu các nội dung về thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ về các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên không gian mạng.

(Nội dung truyền đạt tại Hội nghị của Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao)

Ngoài ra, Hội nghị còn cho biết các quy định pháp luật và biện pháp phòng chống hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong môi trường số; các quy định về quản lý thuế và những hành vi vi phạm trong TMĐT. Để tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử, Nghị định số 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm cung cấp thông tin của các sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện định kỳ hàng quý bằng phương thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

Qua đây, Hội nghị đã đem lại cho toản thể cán bộ tham dự hiểu rõ hơn, từ đó có các biện pháp quản lý chặt chẽ vể hoạt động kinh doanh TMĐT, lực lượng chức năng sẽ tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động cấp phép, thanh tra, kiểm tra, xử lý về lĩnh vực TMĐT. Qua đó, kịp thời phát hiện những bất cập, sơ hở, chồng chéo để thống nhất kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến lĩnh vực TMĐT với mục tiêu nâng cao hiệu quả về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong hoạt động TMĐT.

Thảo Phương – XNK

 

 

 

 

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 12,259
Tổng số trong ngày: 198
Tổng số trong tuần: 26,611
Tổng số trong tháng: 54,771
Tổng số trong năm: 1,130,982
Tổng số truy cập: 14,609,439