Hướng dẫn thực hiện Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 15/11/2017, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.

Ngày 15/11/2017, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành Quy định phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tại Quyết định số 37/2017/QĐ-UBND và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2018.

Thực hiện nhiệm vụ được UBND tỉnh giao, Sở Công Thương hướng dẫn thực hiện như sau:

1. UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn đối với các đối tượng sau:

- Cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bao gồm cả cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định; cơ sở kinh doanh trong các chợ và siêu thị, trung tâm thương mại (trừ chợ đầu mối) do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phòng Kinh tế và Hạ tầng (hoặc Phòng Kinh tế) là đầu mối giúp UBND cấp huyện thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

- Chủ trì kiểm tra, cấp và thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Thực hiện ký Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bao gồm cả cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định; cơ sở kinh doanh trong các chợ và siêu thị, trung tâm thương mại (trừ chợ đầu mối) do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Thực hiện thủ tục cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đối với:

 + Các cơ sở sản xuất; kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, bao gồm cả cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định; cơ sở kinh doanh trong các chợ và siêu thị, trung tâm thương mại (trừ chợ đầu mối) do UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định; cơ sở kinh doanh trong các chợ (trừ chợ đầu mối), buôn bán hàng rong trên địa bàn.

3. UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn, cụ thể như sau:

UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước và thực hiện ký Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của ngành Công Thương đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả cơ sở kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không yêu cầu điều kiện bảo quản đặc biệt theo quy định; cơ sở kinh doanh trong các chợ (trừ chợ đầu mối), buôn bán hàng rong trên địa bàn.

Thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm; ký Cam kết bảo đảm an toàn thực phẩm xem tại các phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn này./.

Thân Văn Trung - Phòng KTAT-MT

平均 (0 票)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 18,677
Total visited in day: 38,895
Total visited in Week: 152,764
Total visited in month: 234,554
Total visited in year: 1,310,765
Total visited: 14,789,222