Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Giang trong tháng 8/2018

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Trong tháng 8/2018, các ngành chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Giang và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố đã đẩy mạnh công tác phối hợp, đấu tranh có hiệu quả, kiểm tra (thanh tra) 252 vụ, phát hiện, xử phạt hành chính 201 vụ, 199 đối tượng vi phạm.

Trong tháng 8/2018, các ngành chức năng thuộc Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Bắc Giang và Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố đã đẩy mạnh công tác phối hợp, đấu tranh có hiệu quả, kiểm tra (thanh tra) 252 vụ, phát hiện, xử phạt hành chính 201 vụ, 199 đối tượng vi phạm. Trong đó: 15 vụ về buôn bán, vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu; 08 vụ về hàng giả, hàng kém chất lượng và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 178 vụ về gian lận thương mại, an toàn thực phẩm và các vi phạm khác.

Tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước là 7.891.433.000 đồng, trong đó: Phạt hành chính 2.491.682.000 đồng; truy thu thuế 5.353.551.000 đồng; bán hàng tịch thu 46.200.000 đồng; trị giá hàng tiêu hủy ước tính 29.290.000 đồng; trị giá hàng tịch thu (chưa thanh lý hoặc chờ tiêu hủy) ước tính 15.000.000 đồng.

Các lực lượng chức năng phối hợp kiểm tra hàng hóa

Đối với tình hình buôn lậu, gian lận thương mại. Trên khâu lưu thông, tình hình vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại và hàng giả vẫn có những diễn biến phức tạp. Phương thức, thủ đoạn các đối tượng vi phạm tiếp tục sử dụng để đối phó với lực lượng chức năng là trà trộn hàng hóa có giá trị vào lô hàng thông thường; cải tạo, gia cố, thay đổi kết cấu thành, thùng xe chở khách, xe du lịch để cất giấu, vận chuyển hàng hóa...

Trên thị trường nội địa, tình hình sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ... vẫn còn diễn ra, tập trung vào nhóm hàng đồ chơi trẻ em có tính bạo lực, vải may mặc, khoáng sản, mỹ phẩm, mỳ chính và bao bì... Thủ đoạn chủ yếu của các đối tượng là sử dụng nhãn hàng hóa “nhái” theo nhãn hiệu đã được bảo hộ nhằm mục đích gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng trong việc chọn mua sản phẩm; tìm mua các loại hàng hóa, nguyên liệu bán thành phẩm giá rẻ, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và bao bì, nhãn mác nhái các thương hiệu nổi tiếng, sau đó tổ chức đóng gói thủ công hoặc sử dụng dây chuyền, máy móc thô sơ để gia công, dán nhãn và cung cấp ra thị trường; các sản phẩm này được bầy bán lẫn với hàng thật hoặc đưa về vùng sâu, vùng xa tiêu thụ do nhận thức, hiểu biết của người dân còn hạn chế, gây nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người tiêu dùng.

Một số vụ điển hình:

1. Ngày 03/7/2018, tại km 23+700 tỉnh lộ 293 thuộc địa bàn huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, Đội Quản lý thị trường Chống hàng giả - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đối với 02 xe ô tô BKS số 98C-135.15 và 98C-103.31 do ông Vũ Văn Phương điều khiển, địa chỉ: Thôn Dĩnh Sơn, xã Trung Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đại diện theo pháp luật là bà Bùi Thị Ngân - chủ hàng, địa chỉ: Khu II, thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Qua quá trình khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính, Đoàn kiểm tra phát hiện 02 xe ô tô trên vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ (là hàng nhập lậu).

Đội Quản lý thị trường Chống hàng giả đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính số tiền 15.000.000 đồng đối với bà Bùi Thị Ngân với hành vi vi phạm hành chính kinh doanh hàng hóa nhập lậu; trị giá tang vật vi phạm hành chính  45.000.000 đồng; hàng hóa vi phạm gồm 3.000 kg vải may mặc do nước ngoài sản xuất.

2. Ngày 01/8/2018, Phòng Cảnh sát kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Đội Quản lý thị trường Chống buôn lậu - Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiến hành kiểm tra xe ô tô BKS 98C-175.16 đang vận chuyển hàng hóa là sữa bột các loại, đồng thời kiểm tra kho của Công ty TNHH Dược phẩm HD Green, địa chỉ: Xã Tân Tiến, thành phố Bắc Giang. Qua kiểm tra phát hiện Công ty TNHH Dược phẩm HD Green có hoạt động kinh doanh sản phẩm sữa chưa được cấp xác nhận công bố vệ sinh an toàn thực phẩm; không treo biển hiệu công ty. Quá trình làm việc, ông Tăng Văn Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm HD Green thừa nhận hành vi vi phạm nêu trên.

Ngày 06/8/2018, Phòng Cảnh sát kinh tế đã tiến hành bàn giao toàn bộ hàng hóa cho Đội Quản lý thị trường Chống buôn lậu lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Dược phẩm HD Green với tổng số tiền là 47.500.000 đồng./.

Trung Dũng - Tổ giúp việc BCĐ 389 tỉnh

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 12,740
Tổng số trong ngày: 5,829
Tổng số trong tuần: 15,254
Tổng số trong tháng: 22,990
Tổng số trong năm: 1,445,663
Tổng số truy cập: 14,924,120