Một số quy định mới về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 25/6/2019 tới đây, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố chính thức có hiệu lực thi hành.

Theo đó, Nghị định số 34/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. Đồng thời, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

Dưới đây là một số quy định mới đáng chú ý được sửa đổi, bổ sung:

TT

Nội dung

Nghị định số 112/2011/NĐ-CP và Nghị định số 92/2009/NĐ-CP

Nghị định số 34/2019/NĐ-CP

I

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 112/2011/NĐ-CP

1

Về cộng điểm cho đối tượng ưu tiên trong thi tuyển hoặc xét tuyển công chức cấp xã

Cộng điểm ưu tiên cao nhất vào tổng số điểm thi tuyển hoặc xét tuyển

Cộng điểm ưu tiên cao nhất vào kết quả điểm thi tuyển hoặc xét tuyển tại vòng 2

 2

 

 

 

Về nội dung, hình thức thi tuyển công chức cấp xã

Thi viết môn kiến thức chung và môn nghiệp vụ chuyên ngành; môn tin học văn phòng được thi thực hành trên máy hoặc thi trắc nghiệm

Vòng 1: Thi trắc nghiệm môn kiến thức chung và tin học trên máy hoặc trên giấy; vòng 2: Thi phỏng vấn hoặc thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành

3

Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức cấp xã

Có điểm của mỗi bài thi đạt từ 50 điểm trở lên và có kết quả thi tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng chức danh công chức

Có kết quả điểm thi tại vòng 2 từ 50 điểm trở lên và có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức

4

Về nội dung, hình thức xét tuyển công chức cấp xã

Xét kết quả học tập của người dự tuyển; phỏng vấn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự tuyển

 

Vòng 1: Kiểm tra văn bằng, chứng chỉ, kết quả học tập, đối tượng ưu tiên của người dự tuyển theo yêu cầu của chức danh công chức đã đăng ký, nếu phù hợp thì được tham dự vòng 2; vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực, trình độ chuyên môn của người dự tuyển

5

Xác định người trúng tuyển trong kỳ xét tuyển công chức cấp xã

Có điểm học tập, điểm tốt nghiệp và điểm phỏng vấn, mỗi loại đạt từ 50 điểm trở lên và có kết quả xét tuyển cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức

Có kết quả điểm phỏng vấn tại vòng 2 đạt từ 50 điểm trở lên và có số điểm vòng 2 cộng với điểm ưu tiên cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu được tuyển dụng của từng chức danh công chức

II

Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 92/2009/NĐ-CP

 

1

Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã

- Cấp xã loại 1: Không quá 25 người

- Cấp xã loại 2: Không quá 23 người

- Cấp xã loại 3: Không quá 21 người 

- Cấp xã loại 1: Tối đa 23 người

- Cấp xã loại 2: Tối đa 21 người

- Cấp xã loại 3: Tối đa 19 người

Mỗi cấp tối đa giảm 02 người 

2

 

 

 

 

 

Về xếp lương cán bộ cấp xã

Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 90% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm

Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm  

3

Về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa số lượng cán bộ, công chức cấp xã, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm bằng 20% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có)

Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa số lượng cán bộ, công chức cấp xã, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm 

4

Về số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

- Cấp xã loại 1: Tối đa không quá 22 người

- Cấp xã loại 2: Tối đa không quá 20 người

- Cấp xã loại 3: Tối đa không quá 19 người

- Cấp xã loại 1: Tối đa 14 người (giảm 08 người)

- Cấp xã loại 2: Tối đa 12 người (giảm 08 người)

- Cấp xã loại 3: Tối đa 10 người (giảm 09 người)

5

Về phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Được hưởng chế độ phụ cấp. Mức phụ cấp cụ thể của từng chức danh do HĐND cấp tỉnh quy định với mức không vượt quá hệ số 1,0 mức lương tối thiểu chung

Được hưởng chế độ phụ cấp, chế độ BHXH và BHYT. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp, bao gồm cả hỗ trợ BHXH và BHYT để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách: Cấp xã loại 1 được khoán quỹ phụ cấp bằng 16,0 lần mức lương cơ sở; loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 13,7 lần mức lương cơ sở; loại 3 được khoán quỹ phụ cấp bằng 11,4 lần mức lương cơ sở

6

Về người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố

 

Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố có không quá 03 người được hưởng phụ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước và chỉ áp dụng đối với các chức danh: Bí thư Chi bộ; Trưởng thôn hoặc Tổ trưởng tổ dân phố; Trưởng Ban công tác mặt trận. Ngân sách nhà nước thực hiện khoán quỹ phụ cấp bằng 3,0 lần mức lương cơ sở để chi trả hàng tháng đối với người hoạt động không chuyên trách ở mỗi thôn, tổ dân phố

7

Về chế độ BHXH đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã

Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Chi tiết Nghị định số 34/2019/NĐ-CP xem tại đây./.

Việt Hùng

Average (0 Votes)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

User Online: 9,245
Total visited in day: 435
Total visited in Week: 24,512
Total visited in month: 260,019
Total visited in year: 1,336,230
Total visited: 14,814,687