Một số thay đổi về quy định xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Ngày 22/7/2019, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 10/2019/TT-BCT về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 03/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.

Theo đó, sửa đổi, bổ sung Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT như sau: Bãi bỏ Phụ lục II - Quy tắc cụ thể mặt hàng tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 22/2016/TT-BCT và thay thế bằng Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 10/2019/TT-BCT.

Phụ lục I về quy tắc cụ thể mặt hàng nêu rõ: “RVC40” hoặc “RVC35” nghĩa là hàm lượng giá trị khu vực của hàng hoá, tính theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, không thấp hơn 40% hoặc 35% tương ứng, và công đoạn sản xuất cuối cùng được thực hiện tại một nước thành viên.

“CC” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ chương nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 2 số (chuyển đổi Chương).

“CTH” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 4 số (chuyển đổi Nhóm).

“CTSH” là việc nguyên liệu không có xuất xứ chuyển đổi từ bất kỳ phân nhóm nào khác đến một chương, nhóm hoặc phân nhóm của hàng hóa. Điều này có nghĩa tất cả nguyên liệu không có xuất xứ sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm phải trải qua sự chuyển đổi mã HS ở cấp 6 số (chuyển đổi Phân nhóm).

“WO” nghĩa là hàng hoá có xuất xứ thuần tuý hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một nước thành viên.

Phụ lục II của Thông tư số 10 quy định tiêu chí cơ bản đối với sản phẩm dệt may, cụ thể như sau:

  1. Đối với hàng hóa thuộc Phân nhóm dẫn đầu bằng tham số “ex” (ví dụ: ex.9619.00), tiêu chí chuyển đổi cơ bản đối với sản phẩm dệt may chỉ áp dụng với những mặt hàng được mô tả trong bảng, không áp dụng với hàng hóa khác thuộc Phân nhóm đó.

  2. Nguyên liệu dệt và sản phẩm dệt được coi là có xuất xứ tại một Nước thành viên khi nó trải qua một trong các công đoạn sau trước khi nhập khẩu vào nước thành viên khác:

  a) Các chất hoá dầu trải qua quá trình pô-li-me hoá hoặc đa trùng ngưng hay bất kỳ một quá trình hoá học hay vật lý nào để tạo nên một hợp chất cao phân tử (pô-li-me);

  b) Hợp chất cao phân tử (pô-li-me) trải qua quá trình kéo hay đùn nóng chảy để tạo thành xơ tổng hợp;

  c) Kéo xơ thành sợi;

  d) Dệt thoi, dệt kim hay phương pháp tạo thành vải khác;

  đ) Cắt vải thành các phần và ráp các phần này thành một sản phẩm hoàn chỉnh;

  e) Công đoạn nhuộm vải nếu được thực hiện kèm theo bất kỳ công đoạn hoàn thiện nào có tác động trực tiếp tới việc tạo hoa văn cho sản phẩm nhuộm;

  g) Công đoạn in vải nếu được thực hiện kèm theo bất kỳ công đoạn hoàn thiện nào có tác động trực tiếp tới việc tạo hoa văn để sản phẩm in dùng được;

  h) Công đoạn xử lý như ngâm tẩm hay tráng phủ dẫn đến việc tạo thành một sản phẩm mới được phân loại vào các nhóm nhất định trong biểu thuế;

  i) Công đoạn thêu trong đó các điểm thêu chiếm ít nhất 5% tổng số diện tích sản phẩm thêu.

  3. Không xét đến các quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này, một sản phẩm hay nguyên liệu không được coi là có xuất xứ từ một Nước thành viên nếu nó chỉ trải qua một trong các công đoạn sau:

  a) Các công đoạn kết hợp đơn giản, dán nhãn, ép, làm sạch hay làm sạch khô, đóng gói hay bất kỳ một sự kết hợp nào của các công đoạn này;

  b) Cắt theo chiều dài hay chiều rộng và viền, may hoặc vắt sổ vải đã làm sẵn để sử dụng cho một hình thức thương mại đặc biệt;

  c) Cắt tỉa và/hoặc ghép lại bằng cách may, tạo vòng, nối, đính các phụ kiện như nẹp, dải, hạt, dây dệt,khoen hay khuyết;

  d) Một hoặc nhiều công đoạn hoàn thiện sợi, vải hoặc các sản phẩm dệt khác như tẩy trắng, chống thấm, chưng hấp, làm nhăn, ngâm kiềm hoặc các công đoạn tương tự;

  đ) Nhuộm hoặc in vải hoặc sợi.

  4. Các sản phẩm được liệt kê dưới đây được làm từ các nguyên liệu dệt không có xuất xứ sẽ được coi là có xuất xứ nếu chúng trải qua các công đoạn nêu tại khoản 2 chứ không chỉ các công đoạn nêu tại khoản 3:

  a) Khăn mùi soa;

  b) Khăn choàng, khăn quàng cổ, mạng và các sản phẩm tương tự;

  c) Túi ngủ và chăn;

  d) Khăn trải giường, áo gối, khăn bàn, khăn tắm và khăn ăn;

  đ) Bao tải và túi dùng để đựng hàng hoá;

  e) Tấm che bằng vải dầu, tấm vải bạt, mành che cửa;

  g) Giẻ lau sàn, khăn rửa bát và các sản phẩm tương tự được làm đơn giản.

  5. Không xét đến những công đoạn nêu tại khoản 2, 3, 4, nguyên liệu dệt không có xuất xứ liệt kê trong danh mục dưới đây sẽ được coi là có xuất xứ tại một Nước thành viên nếu đáp ứng các công đoạn gia công, chế biến quy định dưới đây:

  a) Xơ và sợi

  Những công đoạn sản xuất, gia côngdưới đây được thực hiện với nguyên liệu không có xuất xứ để tạo ra sản phẩm có xuất xứ:

  Sản xuất thông qua quá trình tạo sợi (pô-li-me hóa, đa trùng ngưng và đùn) kéo sợi, xe sợi, tạo hìnhhoặc bện từ sợi pha hoặc từ một trong những loại sau:

  - Tơ tằm;

  - Len, lông động vật mịn hoặc thô;

  - Xơ bông;

  - Xơ dệt gốc thực vật;

  - Sợi filament nhân tạo/tái tạo hoặc tổng hợp;

  - Xơ staple nhân tạo/tái tạo hoặc tổng hợp.

  Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/9/2019./.

Chi tiết thông tư: Tại đây

Đức Long

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 6,276
Tổng số trong ngày: 1,585
Tổng số trong tuần: 8,355
Tổng số trong tháng: 90,145
Tổng số trong năm: 1,166,356
Tổng số truy cập: 14,644,813