Ngành Công Thương Bắc Giang với nhiệm vụ tái cơ cấu nông nghiệp

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, các Sở, ngành, địa phương của tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu...

Sau hơn 3 năm thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Bắc Giang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, các Sở, ngành, địa phương của tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện và đạt được những kết quả bước đầu, góp phần quan trọng duy trì, phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng của toàn ngành. Nhằm xây dựng một nền sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, bền vững gắn trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của tỉnh gắn với xây dựng nông thôn mới, Sở Công Thương đã và đang thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đặc biệt là công tác xúc tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

Trong các năm qua, Sở Công Thương đã thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản của tỉnh; xây dựng hệ thống thông tin thị trường gắn với xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản, nhất là các sản phẩm sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Cùng với đó, chủ động trong công tác tham mưu kết nối thị trường, đổi mới công tác xúc tiến thương mại phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, có tính chuyên nghiệp cao, hiệu quả, thiết thực đối với các thị trường.

Năm 2016, Sở Công Thương đã tham mưu với UBND tỉnh ký Kế hoạch hợp tác tạo liên kết chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa chủ lực giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch ký kết với các thành phố lớn, các tỉnh lân cận; bên cạnh đó, tổ chức các hội nghị kết nối cung - cầu tiêu thụ nông sản với các tỉnh có cửa khẩu và các thành phố lớn như Lào Cai, Lạng Sơn, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Thông qua đó, góp phần đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ mặt hàng nông sản, đặc biệt là quả vải thiều tươi được thuận lợi tại các chợ đầu mối, kênh bán lẻ hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị lớn).

Trên cơ sở Danh mục các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, tiềm năng được UBND tỉnh phê duyệt, Sở Công Thương thực tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giới thiệu, quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh (http://www.bacgiang.gov.vn), Trang thông tin điện tử của Sở (https://socongthuong.bacgiang.gov.vn), Sàn giao dịch thương mại điện tử (http://san24h.vn), mạng xã hội… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người sản xuất kết nối cung - cầu.

Triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử về sản phẩm và năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự báo nhu cầu ở một số thị trường xuất khẩu trọng điểm đối với những sản phẩm xuất khẩu chủ lực, tiềm năng trên địa bàn tỉnh; qua đó, thu thập, tổng hợp và cung cấp thông tin thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp địa phương. Thực hiện có hiệu quả mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản thông qua tham mưu tổ chức các hội nghị: Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều và sản phẩm nông sản tại thành phố Bắc Giang, Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Trung Quốc; Hội nghị xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu Gà đồi Yên Thế; tổ chức Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn tại thành phố Hà Nội; ngày hội Trái cây Lục Ngạn...

Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình xúc tiến thương mại hàng năm của tỉnh, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước nhằm giới thiệu, quảng bá các sản phẩm đặc trưng của tỉnh (vải thiều, sản phẩm làng nghề truyền thống); các sản phẩm có thế mạnh, có tiềm năng về xuất khẩu; giới thiệu cơ hội và tiềm năng đầu tư của Bắc Giang để tìm kiếm thị trường, kết nối giao thương với bạn hàng trong và ngoài nước. Xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020, theo đó đã hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh (hỗ trợ xây dựng website bán hàng, thiết lập và sử dụng hệ thống thư điện tử với tên miền dùng riêng cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, đào tạo kỹ năng quản trị gian hàng trực tuyến...); tổ chức Hội nghị kết nối thương mại điện tử cho thương nhân.

Bên cạnh đó, thông qua hoạt động khuyến công, Sở Công Thương đã hỗ trợ các cơ sở công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản đào tạo nghề; đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị tiên tiến; xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm; thiết kế bao bì đóng gói, tem, nhãn hàng hóa... để mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm nông, lâm, thuỷ sản của tỉnh Bắc Giang. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các đề án nông nghiệp nông thôn là 2.685 triệu đồng; trong đó, thực hiện 08 đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn với kinh phí  415 triệu đồng; 11 đề án phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu với kinh phí là 1.155 triệu đồng; hỗ trợ đầu tư 04 dây chuyền máy móc tiên tiến, ứng dụng khoa học công nghệ chế biến sản phẩm nông sản với kinh phí 470 triệu đồng; tư vấn, trợ giúp cơ sở công nghiệp nông thôn xây dựng thương hiệu, in ấn bao bì đóng gói, tem, nhãn sản phẩm với kinh phí 645 triệu đồng.

Bằng một loạt các nhiệm vụ và giải pháp mà ngành Công Thương đã triển khai thực hiện, cùng với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành và nhân dân trong tỉnh đã góp phần tạo nên sự thành công bước đầu trong tái cơ cấu, phát triển bền vững nền nông nghiệp tỉnh nhà./.

Thân Hào - Phòng KH-TC-TH

 

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,218
Tổng số trong ngày: 1,911
Tổng số trong tuần: 28,590
Tổng số trong tháng: 110,380
Tổng số trong năm: 1,186,591
Tổng số truy cập: 14,665,048