Niêm yết Quy trình ISO: Quản lý nhân sự

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

1. Mục đích

Sở Công Thương thiết lập, ban hành, duy trì và cải tiến quy trình Quản lý nhân sự, để thống nhất nội dung các bước thực hiện công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức công tác tại Sở, nhằm đảm bảo công việc được thực hiện kịp thời, chính xác, công bằng, khách quan, đáp ứng yêu cầu chất lượng và luật định.

2. Phạm vi áp dụng

Quy trình này được áp dụng cho công tác tuyển dụng, đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển, đào tạo cán bộ, công chức công tác tại Sở

3. Tài liệu tham chiếu

            - TCVN ISO 9001 : 2015

            - Quy chế của Sở.

4. Định nghĩa và Chữ viết tắt

- Không áp dụng

5. Nội dung quy trình

5.1. Quy trình tuyển chọn cán bộ

TT

Hoạt động

Trách nhiệm

Biểu mẫu/Tài liệu

1

Xác định nhu cầu sử dụng cán bộ:

Căn cứ vào kế hoạch bổ sung cán bộ hàng năm hoặc có thay đổi về tổ chức, cán bộ dẫn tới nhu cầu bổ sung hoặc thay thế cán bộ để có thể đáp ứng được nhiệm vụ thì đơn vị có nhu cầu làm tờ trình gửi Văn phòng để đề nghị Sở tuyển cán bộ bổ sung. Văn phòng có trách nhiệm phối hợp cùng đơn vị xem xét nhu cầu và tập hợp các nhu cầu để trình Giám đốc Sở xem xét

Văn phòng

 

Kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt

2

Xem xét – Phê duyệt:

Giám đốc sau khi xem xét nhu cầu nếu thấy không cần thiết tuyển thêm hoặc có thể điều chuyển từ bộ phận khác thì không xét duyệt. Nếu xét thấy cần tuyển thêm thì phê duyệt và giao cho Văn phòng tiến hành đăng ký tuyển cán bộ với Sở Nội vụ

Giám đốc

 

 

3

Tiếp nhận – Tập hợp – Sàng lọc hồ sơ:

- Căn cứ vào thông báo của Hội đồng thi tuyển của tỉnh, Văn phòng tiếp nhận hồ sơ, tập hợp hồ sơ, kiểm tra hồ sơ theo các tiêu chí của Hội đồng tuyển dụng .

 - Căn cứ hồ sơ đăng ký dự tuyển, Văn phòng tập hợp danh sách báo cáo Sở Nội vụ để tổ chức thi

Văn phòng

 

Quyết định tuyển dụng của sở Nội vụ

4

Tiếp nhận và phân công công tác:

Căn cứ quyết định tuyển dụng công chức của Sở Nội vụ, Văn phòng đề xuất phương án bố trí cán bộ, phân công công tác cho cán bộ trúng tuyển để Giám đốc Sở ban hành quyết định tiếp nhận, phân công công tác và phân công cán bộ hướng dẫn tập sự

Văn phòng

 

 

 

Giám đốc

 

Quyết định tiếp nhận và phân công công tác

5

Đánh giá kết quả tập sự và thực hiện chế  độ công chức dự bị :

- Hết thời gian tập sự, cán bộ tự viết bản đánh giá nhận xét kết quả công tác và nêu nguyện vọng của mình, nếu thấy công việc phù hợp với khả năng của mình và đáp ứng được yêu cầu công việc thì người cán bộ đề nghị Sở công nhận hết thời gian tập sự, chế độ dự bị.

- Trưởng đơn vị sử dụng có ý kiến nhận xét đánh giá gửi Văn phòng Sở. Văn phòng Sở có ý kiến nhận xét đánh giá và báo cáo Giám đốc cùng với bản tự đánh giá của người cán bộ, ý kiến nhận xét của Trưởng đơn vị sử dụng để Giám đốc quyết định

Cán bộ

Trưởng đơn vị

 

 

Đánh giá kết quả tập sự và chế độ công chức dự bị

6

Quyết định:

Giám đốc xét thấy không đáp ứng được yêu cầu công việc thì đề nghị huỷ quyết định tuyển dụng cán bộ. Nếu thấy đảm nhiệm được công việc thì ký quyết định công nhận hếtkyshowif gian tập sự và hoàn thành chế độ công chức dự bị

Giám đốc

 

7

Lưu hồ sơ:

Văn phòng lưu hồ sơ tuyển dụng bao gồm:

  •  Kế hoạch tuyển dụng được phê duyệt,
  •  Quyết định tuyển dụng của sở Nội vụ,
  •  Quyết định tiếp nhận và phân công công tác,
  •  Đánh giá kết quả tập sự và chế độ công chức dự bị,

 Hồ sơ của người cán bộ

Văn phòng

 

 

5.2.  Quy trình đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở

TT

Hoạt động

Trách nhiệm

Biểu mẫu/kết quả

1

Xác định nhu cầu đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển nhân sự:

Trong quá trình công tác, do thay đổi tổ chức, mở rộng quy mô sản xuất hay có sự thay đổi cán bộ dẫn tới xuất hiện nhu cầu bổ sung cán bộ. Trên cơ sở đó, đơn vị sử dụng đề nghị Sở bổ sung. Bản đề nghị của đơn vị có thể đề cử nhân sự hoặc không đề cử. Văn phòng có trách nhiệm phối hợp với đơn vị sử dụng tập hợp nhu cầu cán bộ và trình  Giám đốc Sở xem xét. Trong văn bản trình của Văn phòng phải nêu dự kiến và đề cử nhân sự

Văn phòng

 

  Tờ trình đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, phiếu tín nhiệm, biên bản họp đề nghị bổ nhiệm

2

Xem xét – Phê duyệt:

- Trong trường hợp đơn vị sử dụng và Văn phòng không đề xuất mà Giám đốc xét thấy cần phải tăng cường cán bộ cho một vị trí nào đó thì có thể chỉ đạo trực tiếp Văn phòng làm các thủ tục bổ nhiệm.

- Sau khi xét duyệt, Giám đốc hoặc người được uỷ quyền (Phó Giám đốc, Văn phòng, Giám đốc đơn vị sử dụng) sẽ trao đổi tham khảo ý kiến với người được đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển

Giám đốc

 

Quyết định của Giám đốc Sở

3

Ra quyết định:

- Văn phòng soạn thảo quyết định để Giám đốc ký ban hành quyết định đề bạt bổ nhiệm cán bộ.

- Quyết định bổ nhiệm do Giám đốc hoặc người được ủy quyền trao và giao nhiệm vụ

Giám đốc

 

 

4

Thi hành quyết định:

Sau khi có quyết định bổ nhiệm, người cán bộ đó đảm nhận công việc và thể hiện khả năng của mình. Đồng thời Sở có thể tạo điều kiện cho đi học tập bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ hoặc đào tạo kiến thức quản lý. Người cán bộ cũng đồng thời phải tự học tập, đào tạo thêm kiến thức cho mình để có thể đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Sở có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ đi học để nâng cao nghiệp vụ

 Người bổ nhiệm

 

5

Đánh giá định kỳ:

Hàng năm lãnh đạo Sở tổ chức đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức về phẩm chất đạo đức và năng lực nghiệp vụ. Nếu nhận thấy cán bộ đó không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ thì có thể miễn nhiệm hoặc điều chuyển sang vị trí khác để thử thách và xem xét. Nếu tiếp tục không hoàn thành nhiệm vụ thì miễn nhiệm. Nếu cán bộ đó thể hiện có năng lực nghiệp vụ chuyên môn và trình độ quản lý tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao thì tiếp tục sử dụng và tạo điều kiện bồi dưỡng phát triển tạo nguồn

Lãnh đạo Sở

 

 

Bản đánh giá định kỳ năng lực cán bộ

6

Lưu hồ sơ:

- Văn phòng và đơn vị trực tiếp quản lý nhân sự lưu các hồ sơ đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ bao gồm:

  •  Tờ trình đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, phiếu tín nhiệm, biên bản họp đề nghị bổ nhiệm,
  •  Quyết định của Giám đốc Sở
  •  Bản đánh giá định kỳ năng lực cán bộ
  •  Các hồ sơ đào tạo cán bộ (nếu có)

Văn phòng

 

5.3 Công tác đào tạo cán bộ

TT

Hoạt động

Trách nhiệm

Biểu mẫu/Tài liệu

1

Quy trình đào tạo cán bộ:

- Hàng năm, các phòng ban đơn vị phải xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCNV gửi về Văn phòng.

- Văn phòng tập hợp nhu cầu của các đơn vị và xây dựng kế hoạch đào tạo chung để trình Giám đốc phê duyệt.

- Sau khi phê duyệt, Văn phòng thông báo cho các đơn vị và triển khai thực hiện.

- Hàng quý, Văn phòng có trách nhiệm đánh giá kết quả đào tạo và kế hoạch quý sau để báo cáo Giám đốc. Cũng có trường hợp Giám đốc xét thấy cần thiết thì giao nhiệm vụ trực tiếp cho đối tượng đi học một chương trình đào tạo cụ thể

Văn phòng, các phòng ban đơn vị

 

 

 Kế hoạch đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nghiệp vụ cho CBCNV

2

Các đối tượng cán bộ được cử đi đào tạo:

Đối với cán bộ sau khi có thời gian công tác tại sở từ 01 năm trở lên, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và chuyên ngành đào tạo, năng lực chuyên môn của bản thân, nếu xét thấy chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cần xem xét để tiến hành đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ

Cán bộ thuộc Sở

 

Tờ trình cử cán bộ đi đào tạo

 

Quyết định của Giám đốc Sở

3

Các hình thức đào tạo cán bộ:

- Có thể cán bộ tự đào tạo bằng cách tìm các cơ sở đào tạo để học, Sở tạo điều kiện khuyến khích các cá nhân học tập bằng các cơ chế về vật chất, tinh thần hoặc thời gian.

- Có thể đào tạo tập trung bằng hình thức: Văn phòng liên hệ với các cơ sở đào tạo, tìm chọn các chương trình hợp lý để trình Giám đốc phê duyệt cùng với danh sách đề nghị cho đi học tập. Khi được - Giám đốc duyệt đồng ý thì Văn phòng tổ chức cho CBCNV đi học. Sở thanh toán chi phí học tập theo quy định của chương trình. Kết thúc khoá học các cá nhân báo cáo kết quả với Giám đốc và chuyển văn bằng chứng chỉ cho Văn phòng lưu hồ sơ.

- Ngoài ra, Sở có thể bồi dưỡng đào tạo nghiệp vụ cho CBCNV bằng hình thức Sở đứng ra tổ chức lớp học. Với hình thức này, sau khi được Giám đốc phê duyệt chủ trương, Văn phòng hoặc ban tổ chức lớp học xác định nội dung chương trình học, trên cơ sở đó lựa chọn giảng viên để thuê giảng tại Sở

Văn phòng

 

 Bằng cấp, chứng chỉ đào tạo

4

Đánh giá kết quả đào tạo:

Sau khi kết thúc lớp học sẽ kiểm tra sát hạch đánh giá kết quả của từng học viên. Văn phòng hoặc ban tổ chức lớp học lập báo cáo trình Giám đốc và lưu hồ sơ

Văn phòng hoặc ban tổ chức lớp học

 Hồ sơ đánh giá kết quả đào tạo

5

Lưu hồ sơ đào tạo:

Văn phòng lưu hồ sơ đào tạo cán bộ bao gồm:

  •  Kế hoạch đào tạo
  •  Tờ trình cử cán bộ đi đào tạo
  •  Quyết định của Giám đốc Sở
  •  Bằng cấp, chứng chỉ đào tạo
  • Hồ sơ đánh giá kết quả đào tạo

Văn phòng

 

 

6. LƯU HỒ SƠ

Lưu tất cả hồ sơ kết quả thực hiện theo quy định

7. BIỂU MẪU, PHỤ LỤC LIÊN QUAN

Theo quy định của nhà nước

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 16,047
Tổng số trong ngày: 2,981
Tổng số trong tuần: 12,406
Tổng số trong tháng: 20,142
Tổng số trong năm: 1,442,815
Tổng số truy cập: 14,921,272