QUY ĐỊNH CÁC CƠ QUAN THANH TRA ĐƯỢC TRÍCH MỘT PHẦN TỪ KHOẢN TIỀN THU HỒI QUA THANH TRA SAU KHI NỘP VÀO NGÂN SÁCH

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Ngày 06/9/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Nghị quyết số 37/2023/UBTVQH15 Quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước. Theo đó, Nghị quyết quy định chi tiết:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định việc các cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước; lập, giao dự toán, sử dụng, quyết toán nguồn kinh phí do các cơ quan thanh tra được trích.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Cơ quan thanh tra.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Điều 3. Đối tượng được trích

Cơ quan thanh tra quy định tại khoản 1,2,3 và 4 Điều 9 của Luật thanh tra số 11/2022/QH15 được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 4. Các khoản được trích

1. Các khoản thu ngân sách nhà nước bị chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái pháp luật hoặc bị thất thoát do hành vi trái pháp luật gây ra được thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách.

2. Các khoản chi ngân sách nhà nước sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức được thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước.

Điều 5. Mức trích

1. Thanh tra Chính phủ được trích tối đa 30% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 50 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước với số nộp từ 50 tỷ đồng đến 80 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước với số nộp từ trên 80 tỷ đồng/năm.

2. Cơ quan thanh tra quy định tại điểm b khoản 1, điểm a và điểm b khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 của Luật thanh tra số 11/2022/QH15 được trích tối đa 30% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 10 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước với số nộp từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước với số nộp từ trên 20 tỷ đồng/năm.

3. Cơ quan thanh tra quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều 9 của Luật thanh tra số 11/2022/QH15 được trích tối đa 30% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước đối với số nộp đến 02 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 20% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước với số nộp từ trên 02 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng/năm; được trích thêm tối đa 10% tổng số tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước với số nộp từ trên 03 tỷ đồng/năm.

Điều 6. Sử dụng kinh phí được trích

1. Chi cho công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của cơ quan thanh tra.

2. Chi tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm, sửa chữa tài sản, máy móc, trang thiết bị, phương tiện làm việc, phương tiện đi lại phục vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

3. Chi đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn, hội nghị, hội thảo; chi cho các đoàn đi học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài để nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan thanh tra.

4. Chi khen thưởng, động viên tổ chức cá nhân có thành tích trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực…

5. Chi nghiệp vụ đặc thù phục vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Điều 7. Lập dự toán, giao dự toán và quyết toán kinh phí được trích

1. Cơ quan thanh tra lập dự toán kinh phí được một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật có liên quan…

2. Cơ quan thanh tra thuộc cấp ngân sách nhà nước cấp nào thì ngân sách nhà nước cấp đó có trách nhiệm bố trí dự toán chi ngân sách nhà nước hằng năm số kinh phí được trích.

3. Cơ quan có thẩm quyền giao cụ thể dự toán chi kinh phí được trích cho cơ quan thanh tra hoặc cơ quan chủ quản trong trường hợp cơ quan thanh tra không phải là đơn vị dự toán ngân sách.

4. Việc quyết toán chi kinh phí được trích thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật có liên quan.

Nghị quyết này này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/9/2023 và áp dụng từ năm ngân sách 2024.

Chi tiết Nghị quyết số 37/2023/UBTVQH15 xem Tại đây./.

                                     Ngọc Hằng-Thanh tra Sở Công Thương

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 9,515
Tổng số trong ngày: 64
Tổng số trong tuần: 18,394
Tổng số trong tháng: 100,184
Tổng số trong năm: 1,176,395
Tổng số truy cập: 14,654,852