Tình hình hoạt động Công Thương năm 2020

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết
Năm 2020 là năm về đích thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016- 2021. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang cũng như các địa phương trong cả nước chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt trong phòng chống dịch Covid-19 từ trung ương đến địa phương, dịch bệnh Covid-19 hai lần bùng phát ở nước ta đã được kiểm soát. Tuy ảnh hưởng của dịch covid là rất nặng nề, dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên toàn thế giới, nền kinh tế chưa thể hoàn toàn hồi phục nhưng tỉnh Bắc Giang đã xác định cuộc chiến chống Covid-19 là cuộc chiến lâu dài nên Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các doanh nghiệp trong tỉnh cũng đã và đang tiến hành nhiều giải pháp để vừa đảm bảo an toàn cho người lao động vừa duy trì, phát triển hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong tình hình mới. Kết quả cụ thể trong năm 2020 trên các mặt như sau:

Hoạt động công nghiệp

Theo số liệu thống kê, tình hình sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Giang năm 2020 có mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2020 dự tính tăng 20,1% so với cùng kỳ. Trong đó so với cùng kỳ năm trước: ngành khai khoáng tăng 4,6%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 20%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 23%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 15,5%.

GTSX CN theo giá so sánh 2010

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 220.718 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, đạt 97,8% kế hoạch năm 2020. Trong các khu vực sản xuất, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất, ước đạt 195.636 tỷ đồng, tăng 22,8% so cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 19.650 tỷ đồng, tăng 0,7% so cùng kỳ; khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 5.433 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ.

Cơ cấu ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp chế biến ước đạt 217.688 tỷ đồng, tăng 20,1% so cùng kỳ; ngành công nghiệp khai thác mỏ ước đạt 1.028 tỷ đồng, tăng 1,8% so cùng kỳ; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt ước đạt 1.633 tỷ đồng, tăng 27,5% so cùng kỳ; ngành cung cấp nước và xử lý chất thải, rác thải ước đạt 370 tỷ đồng, tăng 14,5% so với cùng kỳ.

GTSX CN theo giá thực tế

Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2020 ước đạt 263.803 tỷ đồng, tăng 20,9% so với cùng kỳ, đạt 95,9% kế hoạch năm 2020. Trong các khu vực sản xuất, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có mức tăng trưởng cao nhất, ước đạt 227.504 tỷ đồng, tăng 23,9% so cùng kỳ; khu vực kinh tế ngoài nhà nước ước đạt 28.283 tỷ đồng, tăng 3,7% so cùng kỳ; khu vực kinh tế nhà nước ước đạt 8.016 tỷ đồng, tăng 9,1% so với cùng kỳ.

Cơ cấu ngành công nghiệp: Ngành công nghiệp chế biến ước đạt 258.552 tỷ đồng, tăng 20,9% so cùng kỳ, chiếm 98,01% tổng GTSX; ngành công nghiệp khai thác mỏ ước đạt 2.217 tỷ đồng, tăng 3,1% so cùng kỳ, chiếm 0,84% tổng GTSX; ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt ước đạt 2.475 tỷ đồng, tăng 29,2% so cùng kỳ, chiếm 0,94% tổng GTSX; ngành cung cấp nước và xử lý chất thải, rác thải ước đạt 559 tỷ đồng, tăng 2,1 lần so với cùng kỳ, chiếm 0,21% tổng GTSX

Hoạt động Thương mại

Giá trị sản xuất dịch vụ (theo giá hiện hành) năm 2020 ước đạt 43.342 tỷ đồng, tăng 10,9% so với cùng kỳ, đạt 96,8% kế hoạch năm 2020.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ năm 2020 ước đạt 29.308 tỷ đồng, bằng 99,7% so cùng kỳ; đạt 89,4% so với kế hoạch. Trong đó tổng mức bán lẻ ước đạt 26.637 tỷ đồng, tăng 1% so cùng kỳ; doanh thu dịch vụ ước đạt 2.671 tỷ đồng, bằng 88% so cùng kỳ.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2020 giảm so với cùng kỳ năm 2019 là do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid - 19 hai lần bùng phát ở nước ta. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm 2019 là do mức tiêu dùng trong dân cư của một số đối lượng lao động bị giảm thu nhập do dịch bệnh dẫn tới tiêu dùng giảm. Trong khi đó doanh thu dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm 2019 chính sách giãn cách xã hội để phòng chống dịch bệnh dẫn tới doanh thu dịch vụ ăn uống, lưu trú cũng như các dịch vụ khác giảm.

Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm ước đạt 10.450 triệu USD; đạt 110% so với kế hoạch. Thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh là Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Tây Ban Nha và một số nước khác. Các sản phẩm xuất khẩu: Hàng dệt may, da giày; máy tính, sản phẩm điện tử, điện thoại và linh kiện các loại; thiết bị điện; sản phẩm từ chất dẻo...

Kim ngạch nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2020 ước đạt 9.950 triệu USD; đạt 108,2% so với kế hoạch. Thị trường nhập khẩu lớn nhất của tỉnh là Trung Quốc, sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và một số nước khác. Các sản phẩm nhập khẩu: Nguyên liệu cho sản xuất xuất khẩu, gia công hàng xuất khẩu (Nguyên phụ liệu may mặc, sản xuất linh kiện điện tử, nguyên liệu sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời, máy móc thiết bị...)

Hà Hân - VPS

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 7,892
Tổng số trong ngày: 2,059
Tổng số trong tuần: 20,389
Tổng số trong tháng: 102,179
Tổng số trong năm: 1,178,390
Tổng số truy cập: 14,656,847