Triển khai công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lĩnh vực Công Thương

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

Thực hiện Kế hoạch số 73/KH-BCĐ389 ngày 10/4/2023 của Ban chỉ đạo 389 tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2023, ngày 18/4/2023, Sở Công Thương đã ban hành Kế hoạch số 38/KH-SCT về triển khai công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả lĩnh vực Công Thương năm 2023, trong đó tập trung theo dõi diễn biến tình hình cung cầu, giá cả hàng hóa, thị trường trên địa bàn tỉnh, gắn triển khai thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; chủ động có phương án, tham mưu đề xuất báo cáo UBND tỉnh, Bộ Công Thương chỉ đạo thực hiện các biện pháp nhằm ổn định thị trường, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, gây đột biến giá cả, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng;

Tích cực, chủ động tham mưu triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, nhất là các sản phẩm nông sản chủ lực, đặc trưng, sản phẩm OCOP của tỉnh theo Kế hoạch xúc tiến thương mại tỉnh Bắc Giang năm 2023 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 07/4/2023.

Triển khai có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra theo Kế hoạch số 68/KH-SCT ngày 29/12/2022 của Sở Công Thương về thanh tra, kiểm tra hợp tác xã lĩnh vực Ngành Công Thương quản lý trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2023; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; kịp thời phát hiện và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bảo đảm thị trường kinh doanh lành mạnh, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra của Sở nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước lĩnh vực Công Thương; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật hiện hành để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thời, đồng thời giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật lĩnh vực Công Thương; kết hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật trong lĩnh vực Công Thương cho các đối tượng được thanh tra, kiểm tra để nắm bắt, nghiêm túc thực hiện.

Thường xuyên nắm bắt tình hình nguồn cung xăng dầu của các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối trên địa bàn tỉnh để kịp thời báo cáo Bộ Công Thương chỉ đạo, điều phối, tránh tình trạng gián đoạn nguồn cung; phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu trên địa bàn tỉnh, việc tuân thủ quy định về niêm yết giá và bán hàng đúng giá niêm yết, thời gian đăng ký bán xăng dầu,...; để đảm bảo không thiếu hụt nguồn cung, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các thành viên Ban chỉ đạo 389 tỉnh triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương đảng về tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của Bộ Công Thương, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389 tỉnh để làm tốt công tác đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, vi phạm an toàn thực phẩm ảnh hưởng đến quyền lợi, sức khoẻ, niềm tin của người tiêu dùng.

Xem toàn văn Quyết định (đính kèm)

Biên tập: Ngọc Mai – P.QLTM

Trung bình (0 Bình chọn)

Số lượng truy cập Số lượng truy cập

Đang truy cập: 10,600
Tổng số trong ngày: 3,411
Tổng số trong tuần: 15,894
Tổng số trong tháng: 393,898
Tổng số trong năm: 1,072,245
Tổng số truy cập: 14,550,702