Làng nghề truyền thống và tiềm năng du lịch

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Làng nghề truyền thống có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân, nhất là ở khu vực nông thôn, mang tính tập tục truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc vùng miền của một địa phương, một dân tộc.

Làng nghề truyền thống có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của Nhân dân, nhất là ở khu vực nông thôn, mang tính tập tục truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc vùng miền của một địa phương, một dân tộc.

Làng nghề Mây tre Tăng Tiến, Việt Yên, Bắc Giang

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng trung du miền núi Bắc Bộ, là một trong những cái nôi của các làng nghề thủ công truyền thống, các làng nghề thủ công truyền thống hình thành từ xa xưa xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân và một phần phục vụ chính quyền phong kiến, với những bí quyết cổ truyền đã được đúc kết qua nhiều thế hệ sản xuất ra một số sản phẩm nổi tiếng trong khắp cả nước như: nghề gốm, rượu làng Vân ở Thổ Hà; nuôi tằm ươm tơ ở Phú Giã thành phố Bắc Giang, Mai Thượng huyện Hiệp Hoà; Bánh đa Kế ở xã Dĩnh Kế Thành phố Bắc Giang; may tre đan Tăng Tiến xã Tăng Tiến huyện Việt Yên; mỳ Chũ ở Thủ Dương xã Nam Dương, huyện Lục Ngạn….Trải qua quá trình vận động của lịch sử, một số nghề đã bị mai một, một số nghề sản xuất cầm chừng nhưng cũng có nghề vẫn duy trì phát triển.

 UBND tỉnh ra Quyết định số 360/2014/QĐ-UBND ngày 18/6/2014 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 70/2010/QĐ-UBND ngày 29/6/2010 của UBND tỉnh ban hành “Quy chế xét công nhận làng nghề, xét tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, người có công đưa nghề vào phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang”. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 1565/QĐ-UBND ngày 11/10/2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển làng nghề công nghiệp, TTCN trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Đây là một trong các điều kiện quan trọng giúp làng nghề phát triển, địa bàn sản xuất được mở rộng sẽ thu hút một lượng lớn lao động, tạo công ăn việc làm, góp phần làm chuyển dịch cơ cấu lao động ở nông thôn tăng tỷ lệ lao động công nghiệp - dịch vụ và giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp.

Cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 435 làng có nghề, UBND tỉnh đã ra quyết định công nhận 33 làng nghề, trong đó 14 làng nghề truyền thống và 19 làng nghề. Các làng nghề tập trung chủ yếu sản xuất ở lĩnh vực mây tre đan 11 làng; 6 làng làm mỳ gạo, bún, bánh đa, nấu rượu; 7 làng sản xuất vôi, cay sỉ; 2 làng sản xuất mộc dân dụng; 1 làng làm chổi; 01 làng dệt thổ cẩm; 1 làng làm giấy gió; 1 làng nuôi tằm ươm tơ; 1 làng vận tải đường sông; 1 làng khâu nón lá; 1 làng sản xuất dây thừng. Các làng nghề tập trung chủ yếu ở các địa phương huyện Việt Yên 7 làng; huyện Yên Thế 7 làng; huyện Yên Dũng 5 làng; huyện Hiệp Hoà 5 làng; thành phố Bắc Giang 3 làng; huyện Lạng Giang 2 làng; huyện Lục Nam 2 làng; huyện Tân Yên 1 làng và huyện Lục Ngạn 1 làng. 

Hiện nay, 33 làng nghề được công nhận đang hoạt động tốt, có 5.479 hộ làm nghề/tổng số 11.559 hộ của làng (chiếm 47,4% số hộ trong các làng), bình quân 1 làng có 166 hộ làm nghề, nhiều làng có số hộ tham gia làm nghề nhiều như thôn Yên Viên, huyện Việt Yên 543 hộ sản xuất rượu; 4 làng sản xuất mây tre đan ở xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên 1.312 hộ; làng Song Khê đan rọ tôm 444 hộ…Số lao động tham gia làm nghề 17.175 người, bình quân 1 làng có 520 người tham gia làm nghề, bình quân 1 hộ có gần 3,1 người làm nghề.

 Vốn sản xuất bình quân mỗi làng nghề có khoảng 2,8 tỷ đồng, phân bố không đều tuỳ theo ngành nghề, một số ngành nghề có số vốn lớn như làng nghề Nguyệt Đức vận tải đường sông, làng nghề sản xuất đồ mộc dân dụng, tiếp đến là các làng nghề sản xuất, chế biến nông sản (mỳ, bún, bánh đa)… Bên cạnh đó có nhiều làng nghề vốn sản xuất chỉ vài triệu đồng như nghề đan rọ tôm và mây tre đan. Một số làng nghề đã biết kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, áp dụng máy móc vào từng công đoạn như nghề mây tre đan đưa máy móc vào công đoạn chẻ nan, nghề sản xuất bún, bánh đa, mỳ gạo dùng máy trong công đoạn xay, nghiền bột, nghề sản xuất rượu ứng dụng công nghệ trưng cất để lọai bỏ độc tố, nghề sản xuất đồ mộc đã sử dụng máy cưa, máy bào…tuy nhiên làng nghề của Bắc Giang vẫn cơ bản là lao động thủ công là chính. Mô hình tổ chức sản xuất của các làng nghề duy trì dưới hình thức kinh tế hộ, chưa hình thành nhiều doanh nghiệp hợp tác xã trong các làng nghề. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của các làng nghề được khai thác tại chỗ là chính. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là trong nước, một số ít sản phẩm đã được xuất khẩu.

Có thể nói Bắc Giang là tỉnh có nhiều làng nghề so với một số tỉnh lân cận, có nhiều làng nghề có lịch sử hình thành lâu đời, các làng nghề hoạt động sản xuất ở nhiều ngành nghề trong đó có nhiều ngành nghề phù hợp cho phát triển du lịch, một số làng nghề có những bí quyết riêng biệt nơi khác không có, một số làng nghề phát triển mạnh, sản phẩm của một số làng nghề nổi tiếng không chỉ tiêu thụ trong nước mà đã được xuất khẩu ra nước ngoài, nhiều làng nghề có đường giao thông thuận tiện, những năm gần đây chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã quan tâm đến phát triển làng nghề đó là những điều kiện tốt cho việc khai thác phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống.

  Một số hạn chế phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống

Làng nghề truyền thống của tỉnh Bắc Giang chưa thực sự phát triển mạnh mẽ, số hộ, lao động làm nghề trong các làng ít, nhiều làng nghề chưa thực sự sống bằng nghề, không khí làm nghề trong các làng nghề trầm lắng khó thu hút khách du lịch.

 Các làng nghề phân tán rải rác cách xa nhau vì vậy việc di chuyển từ làng nghề này đến làng nghề khác mất nhiều thời gian.   

Cơ sở hạ tầng vật chất như đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, môi trường, khu vực trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các làng nghề còn nhiều hạn chế.

Đời sống của nghệ nhân còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến khả năng sáng tạo và ít đầu tư nên sản phẩm du lịch còn sơ sài, thậm chí nhiều người không giữ được nghề... Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan tâm, công tác tiếp thị giới thiệu quảng bá hình ảnh làng nghề, sản phẩm làng nghề còn yếu.

Chính sách đầu tư hỗ trợ giữ gìn, bảo tồn phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống của các cấp các ngành còn nhiều hạn chế.

Việc phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch chưa được quan tâm đúng mức. Đặc thù sản xuất của một số làng nghề không thuận lợi cho phát triển du lịch. 

Một số giải pháp phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống

Trước hết muốn phát triển được du lịch làng nghề truyền thống thì các làng nghề truyền thống phải phát triển mạnh mẽ, sôi động có nhiều hộ và lao động tham gia hoạt động nghề. Để giúp cho các làng nghề truyền thống phát triển thu hút khách du lịch tỉnh phải có chính sách khôi phục, bảo tồn, hỗ trợ phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống mang bản sắc văn hoá của tỉnh đã bị mai một hoặc sản xuất yếu kém gắn với du lịch.

Trong khi chưa xây dựng phát triển nhiều làng nghề truyền thống để thu hút khách du lịch trước mắt khai thác những làng nghề truyền thống đang hoạt động tốt như các làng nghề mây tre đan xã Tăng Tiến, sản xuất rượu làng Vân xã Vân Hà, huyện Việt Yên, sản xuất mỳ chũ xã Nam Dương huyện Lục Ngạn, Bánh đa Kế Thành phố Bắc Giang…Để đưa các làng nghề trên địa bàn tỉnh vào khai thác du lịch cần rà soát lại các điều kiện, dịch vụ phục vụ du lịch.

Tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm làng nghề; đồng thời đầu tư xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ du khách, đào tạo kỹ năng làm du lịch cho người dân làng nghề; chú trọng gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch, quảng bá du lịch. Đặc biệt, để phát triển du lịch làng nghề bền vững, cần quan tâm đến vấn đề môi trường, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Gắn du lịch làng nghề truyền thống với các hoạt động du lịch khác tạo nên sự đan xen phong phú giữa các hình thức du lịch.

Để du lịch làng nghề ngày càng thu hút du khách, trước hết cần chú trọng bảo tồn các giá trị đặc sắc và có chính sách để hoạt động tại các làng nghề ngày càng hiệu quả. Cụ thể, cần phân loại những ngành nghề truyền thống có khả năng tồn tại, phát triển và những ngành có nguy cơ mai một, để có chính sách phù hợp; lựa chọn sản phẩm đặc trưng để đầu tư phát triển các làng nghề truyền thống có sản phẩm xuất khẩu thu nhiều ngoại tệ.

Thân Thị Hào – Kế hoạch Tài chính

 

平均 (0 票)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 16,911
Total visited in day: 15,717
Total visited in Week: 25,142
Total visited in month: 32,878
Total visited in year: 1,455,551
Total visited: 14,934,008