Quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Đọc bài viết
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký ban hành văn bản hợp nhất Nghị định quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.

Cụ thể, hợp nhất Nghị định số 71/2014/NĐ-CP ngày 21/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, có hiệu lực kể từ ngày 15/9/2014, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 141/2018/NĐ-CP ngày 08/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, có hiệu lực kể từ ngày 25/11/2018.

Theo đó, Nghị định quy định việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, bao gồm: (i) Hành vi vi phạm quy định về kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh; (ii) Hành vi vi phạm quy định về hành vi cạnh tranh không lành mạnh; (iii) Hành vi vi phạm quy định pháp luật về cạnh tranh khác.

Nghị định quy định, đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau: (i) Cảnh cáo; (ii) Phạt tiền.

Bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: (i) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề; (ii) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh bao gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.

Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả sau: (i) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; (ii) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; (iii) Buộc cải chính công khai; (iv) Buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; (v) Buộc sử dụng hoặc bán lại các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp đã mua nhưng không sử dụng; (vi) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; (vii) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kỹ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở; (viii) Buộc loại bỏ các điều kiện bất lợi đã áp đặt cho khách hàng; (ix) Buộc khôi phục lại các điều khoản hợp đồng đã thay đổi mà không có lý do chính đáng; (x) Buộc khôi phục lại hợp đồng đã hủy bỏ mà không có lý do chính đáng.

Nghị định quy định mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác như sau:

(i) Mức tiền phạt tối đa đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh, hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.

(ii) Mức tiền phạt quy định tại Mục 4, Mục 5 Chương II của Nghị định này là mức áp dụng đối với hành vi vi phạm do tổ chức thực hiện. Cá nhân có cùng hành vi vi phạm thì mức tiền phạt đối với cá nhân bằng một phần hai lần mức tiền phạt đối với tổ chức.

(iii) Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm pháp luật về cạnh tranh khác là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.

(iv) Đối với mỗi tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 85 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh, mức tiền phạt xác định theo quy định nêu trên được điều chỉnh giảm hoặc tăng tương ứng 15%.

Nghị định cũng quy định cụ thể các hành vi vi phạm, hình thức và mức độ xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh; thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Chi tiết văn bản hợp nhất xem: Tại đây./.

Việt Hùng

平均 (0 票)

Statistical Access Statistical Access

User Online: 10,303
Total visited in day: 2,768
Total visited in Week: 26,845
Total visited in month: 262,352
Total visited in year: 1,338,563
Total visited: 14,817,020